Raspberry Pi : Kết nối với Raspberry Pi

Raspberry Pi : Kết nối với Raspberry Pi

18:10 - 14/01/2019

Raspberry Pi : Kết nối với Raspberry Pi

Cách sử dụng Camera CSI với hệ điều hành Raspberry Pi Bulleyes mới nhất
42 câu lệnh hữu ích nhất dành cho Raspberry Pi OS (Raspbian)
Hướng cài đặt Hệ điều hành và Remote Desktop cho Raspberry Pi nhanh chóng và cực kỳ đơn giản
Hướng dẫn cài đặt Ubuntu Server trên Raspberry Pi 4
Kết nối Wifi cho Raspberry Pi mà không cần màn hình, chuột và bàn phím một cách đơn giản

Qua bài viết này các bạn sẽ biết được một số cách kết nối với Raspberry Pi.

Nội dung bài viết gồm  :

1. Kết nối qua Secure Shell (SSH)

1.1. Sử dụng SSH trong Window với SSH Client PuTTY

1.2. Sử dụng SSH Client trong Linux

2. Kết nối qua PL2303 USB-to-UART cable (Chế độ Login Shell)

2.1. Với Window OS

2.2. Với Linux OS

3. Truy nhập Raspberry Pi qua Raspbian Desktop (Remote Desktop)

3.1. Với Window OS

3.2. Với Linux OS

1. Kết nối qua Secure Shell (SSH)


SSH – Secure Shell là một giao thức mạng thuộc lớp Ứng dụng trong mô hình 7 lớp OSI, sử dụng cho việc giao tiếp được mã hóa an toàn giữa các thiết bị mạng. Bạn có thể sử dụng một SSH terminal client để kết nối tới SSH server chạy trên port 22.

Mặc định các phiên bản Linux của Raspberry Pi có chạy một SSH server (OpenSSH SSHD trên Debian)  thông qua port logic 22, trong khi thực hiện Configure các bạn có thể Enable/Disable remote command line access to your Pi using SSH, đồng nghĩa với việc bạn chấp nhận hoặc không chấp nhận cho SSHD server này hoạt động trên hệ điều hành Debian của Raspberry Pi.

Để kiểm tra thông tin cấu hình của SSHD server trên Debian , các bạn có thể thực hiện gõ lệnh sau trong giao diện điều khiển dòng lệnh hoặc trong Terminal của Raspberry Pi :

cat  /etc/ssh/sshd_config

Với giao thức mạng SSH bạn có thể thực hiện :

+ Truy cập từ xa tới Pi và thực hiện các command.

+ Trao đổi file sử dụng giao thức SSH File Transfer Protocol. (SFTP)

+ Với X11 Session Forwarding, bạn có thể thực hiện việc điều khiển giao diện của Raspberry Pi thông qua SSH với một máy tính khác.

Để thực hiện SSH trong Window bạn cần download một SSH Client, ở đây chú ý hướng dẫn một SSH Client là PuTTY. (Bạn có thể tìm hiểu việc sử dụng Cygwin).

Để thực hiện SSH trong Linux bạn có thể sử dụng một SSH server có tên OpenSSH được cài đặt trên hệ điều hành Linux.


1.1. Sử dụng SSH trong Window với SSH Client PuTTY


Download PuTTY SSH Client.

Sau khi download PuTTY SSH Client , các bạn thực hiện các thao tác như sau :

Bước 1 : Bật PuTTY

Bước 2 : Điền các thông số cơ bản

+ Chọn Connection type : giao thức SSH

+ Chọn Port logic : 22

+ Thực hiện điền Host name hoặc IP address, ví dụ : 192.168.9.24

IP của Pi các bạn có thể thực hiện các bước tìm theo như hướng dẫn sau Raspberry Pi : Hướng dẫn tìm IP của Raspberry Pi trong mạng Internet và cấu hình IP tĩnh cho Raspberry Pi.

+ Đặt tên cho liên kết trong mục Saved Sessions , ví dụ :  MyHome_Pi

+ Chọn Save để lưu các thông số đã thiết lập.

Như vậy các thông số đã thiết lập được lưu với tên MyHome_Pi;  trong các lần sử dụng sau , bạn chỉ cần chọn vào tên MyHome_Pi đã lưu này >> chọn Load để sử dụng.

Bước 3 : Mở liên kết và truy cập vào SSH Server.

+ Chọn Open để mở liên kết 

+ Nhập Username : pi ; và Password để truy nhập vào Raspberry Pi


1.2. Sử dụng SSH Client trong Linux


Bước 1 :  Kiểm tra SSH server được cài đặt trong hệ điều hành Linux. 

Sử dụng tổ hợp phím : Ctrl + Alt + T để bật giao diện Terminar trong hệ điều hành Linux.

Nhập câu lệnh sau : $ sudo apt-get  install openssh-client

Như vậy có thể thấy OpenSSH Client đã được cài đặt trong hệ điều hành Linux.

Bước 2 :

Sử dụng tổ hợp phím : Ctrl + Alt + T để bật giao diện Terminar trong hệ điều hành Linux.

Trong giao diện Terminal , thực hiện nhập câu lệnh với cú pháp như sau :

ssh  pi@

Với IP của Raspberry Pi có thể thực hiện theo hướng dẫn ở đường link sau : Raspberry Pi : Hướng dẫn tìm IP của Raspberry Pi trong mạng Internet và cấu hình IP tĩnh cho Raspberry Pi

Câu lệnh mà mình sử dụng như sau :

ssh  pi@192.168.9.24

Sau khi thực hiện nhập Password của Raspberry Pi, có thể thực hiện điều khiển Pi thông qua giao diện dòng lệnh.


2. Kết nối qua PL2303 USB-to-UART cable (Chế độ Login Shell)


2.1. Với Window OS


Chuẩn bị : 

Cable kết nối PL2303

+ Phần mềm PuTTY

Bước 1 : Cài đặt Driver cần thiết cho cable PL2303 đối với Window , test IC PL-2303HX với PL2303 CheckChipVersion tool.

Bước 2 : Kết nối UART giữa PL2303 và Raspberry Pi. 

Tên các dây kết nối của PL2303 :

Vị trí các pin cho kết nối UART trong Raspberry Pi 2 Model B :

Thực hiện kết nối :

+ Dây màu đỏ của PL2303 với vị trí Pin 2 : 5V

+ Dây màu đen của PL2303 với Pin 6 : GND

+ Dây màu trắng của PL2303 với Pin 8 : TxD

+ Dây màu xanh của PL2303 với Pin 10 : RxD

Sau khi kết nối dây xong, cắm PL2303 vào cổng USB của máy tính, khi cắm vào cổng USB bạn sẽ thấy đèn led của Pi sáng nhấp nháy.

Bước 3 : Mở kết nối với PuTTY

+ Thực hiện mở Device Manager của Window Computer để tìm cổng COM đã nhận cable PL2303, ví dụ trường hợp mình tìm được là COM3.

+ Bật phần mềm PuTTY

-Chọn Connection type : Serial

-Chọn Serial line : COM3 (phù hợp cổng COM đã tìm)

- Chọn Speed : 115200

-Nhấn Open

Kết quả như sau :

Nhập UsernamePassword để thực hiện Login và sử dụng Pi .


2.2. Với Linux OS


Bước 1 : Chuẩn bị các kết nối như trong Bước 2 : Kết nối UART giữa PL2303 và Raspberry Pi ở trên.

Bước 2 : Trong Linux Kernels thường đã có sẵn driver cho PL2303 USB-UART, tuy nhiên ở một số phiên bản của hệ điều hành có thể không có, khi đó các bạn chạy lệnh sau :

$    sudo apt-get install screen

Sau khi đã cài đặt xong, thực hiện kết nối PL2303 USB-UART với cổng USB của PC.

Bước 3 : Tìm cổng COM đã liên kết với PL2303

Trong giao diện của Terminal thực hiện lệnh sau :

dmesg  |  grep  tty

Bước 4 : Kết nối với Raspberry Pi

Trong giao diện của Terminal thực hiện lệnh sau :

$    sudo screen /dev/ttyUSB0 115200

Giao diện hiện lên, yêu cầu nhập Password cho Raspberry Pi.

Kết quả ta được :

Như vậy là đã có thể thực hiện điều khiển Raspberry Pi qua PL2303 USB-UART.


3. Truy nhập Raspberry Pi qua XRDP Service


Bước 1 : Cài đặt xrdp trên Raspbian

+ Truy cập giao diện điều khiển dòng lệnh của Raspberry Pi qua PuTTY SSH Client như trình bày ở mục 1 : Kết nối qua Secure Shell (SSH).

+ Thực hiện dòng lệnh :  $ sudo apt-get install xrdp


3.1. Với Window OS : Sử dụng Remote Desktop Connection


+ Chọn vào nút Start hoặc ấn vào phím Windows trên bàn phím.

+ Tìm với cụm từ : Remote Desktop Connection . Giao diện hiện ra như sau :

Nhập địa chỉ IP của Raspberry Pi trong mạng LAN mà các bạn tìm được. IP của Pi của mình là 192.168.9.5

Lựa chọn  Connect.

+ Làm việc với màn hình của xrdp trong Raspberry Pi :

Nhập username, password và thực hiện đăng nhập vào Pi.

+ Giao diện kết quả làm việc :

 


3.2. Với Linux OS : Sử dụng Remote Desktop Client


+ Cài đặt Remmina Remote Desktop Client  :

Trong Ubuntu Software Center thực hiện tìm “remote desktop”, nếu thấy phần mềm đã được cài đặt thì các bạn có thể sử dụng, nếu thấy phần mềm chưa được cài đặt thì các bạn có thể thực hiện cài đặt.

+ Tìm và khởi động phần mềm đã cài đặt :

+ Giao diện của phần mềm Remmina Remote Desktop Client  hiện lên.

+ Thiết lập thông số cho kết nối :

            

Thiết lập :

+Server : 192.168.9.5

+ User name : pi

+ Password : .....

+ Color depth : High color (15 bpp)

+ Quality : Medium

 

Kết quả như hình sau :

 

________ MLAB kính chúc các bạn học tập vui vẻ!!! Xin đón nhận mọi sự chia sẻ, đóng góp của các bạn!!!_______


Để cập nhật các tin tức công nghệ mới các bạn làm theo hướng dẫn sau đây :


Các bạn vào Trang chủ >> Tin tức. ở mục này có các bài viết kỹ thuật thuộc các lĩnh vực khác nhau các bạn có thể lựa chọn lĩnh vực mà mình quan tâm để đọc nhé !!!

Các bạn cũng có thế kéo xuống cuối trang để xem những tin tức công nghệ mới nhất.